134 Nguyễn Nghiễm - Hoà Hải - Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng 0962 859 707 - 0935 194 721 THIỆN PHÁT THƯƠNG HIỆU MẠNH ĐẤT VIỆT
  1. Trang chủ
  2. Bạn đã biết gì về cây Dó Bầu – Aquilaria crassna ? Đây là tất cả thông tin

Bạn đã biết gì về cây Dó Bầu – Aquilaria crassna ? Đây là tất cả thông tin

Theo y học cổ truyền ở nước ta, Trầm hương được coi là vị thuốc quý, hiếm, có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận; có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can, tráng nguyên dương; được dùng chủ yếu để chữa các bệnh đau ngực, bụng, nôn mửa, bổ dạ dãy, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu và khó thở. Trầm hay còn được gọi là trầm hương, trầm dó, dó bầu, dó núi (Tên khoa học: Aquilaria crassna) là một loài thực vật thuộc họ Trầm.

Bạn đã biết gì về cây Dó Bầu – Aquilaria crassna ? Đây là tất cả thông tin

1. Hình ảnh Cây dó bầu – Aquilaria crassna

Hình ảnh Cây dó bầu – Aquilaria crassna

Trầm hay trầm hương, trầm dó, dó bầu, dó núi (danh pháp khoa học: Aquilaria crassna) là một loài thực vật thuộc họ Trầm. Loài này phân bố ở Đông Nam Á và đảo New Guinea. Tại Việt Nam, cây trầm phân bố ở Hà Giang đến Phú Quốc

Tên Khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

Tên tiếng Việt: Trầm; Trầm hương; Trầm dó; Dó bầu; Gió núi.

Tên khác: Aquilaria agallocha auct, non Roxb.;

Tên nước ngoài: Agarwood, Malayan aloeswood, Malayan eaglewood (Anh). Bois d’aigle, Calambac, Calambour (Pháp). Tuchenxiang (tiếng phổ thông Ch’en Hsiang) (Trung Quốc). Crassna, Krassna, Kresna, Chan krassna, Klampeok (Campuchia). Gaharu, Tengkaras, Mengkaras (Inđônêxia).

THÔNG TIN MÔ TẢ: Dó bầu là một loại cây gỗ thường xanh, cao 20 – 30 m, đường kính thân đạt 60 – 80 cm, thân thường thẳng, đôi khi có rãnh dạng lòng máng; bạch gốc cao tới 2 m; vỏ ngoài nhẵn, màu nâu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ (celluloz), nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên; cành mảnh, cong queo, màu nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn, tán thưa. Lá đơn, mọc cách (so le); cuống lá dài 4 – 6 mm; phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đến mác thuôn, kích thước 8 – 15 x 2,5 – 9 cm, mỏng như giấy hoặc dai gần như da, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn; gốc lá thon nhọn dần hay tù; chóp lá nhọn, thuôn nhọn, tận cùng có mũi; gân bên 15 – 18 đôi, thay đổi thất thường, khá rõ ở mặt dưới.

Cụm hoa hình tán hoặc chùm tán, mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành, cuống cụm hoa mảnh, dài 2 – 3 cm. Hoa nhỏ, mẫu 5; đài hợp ở phần dưới, hình chuông, màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, phía ngoài có lông thưa; mặt trong gần như nhẵn, có 10 đường gân rõ; tồn tại ở quả; 5 thùy dài hình trứng thuôn, dài 12 – 15 mm. Phần phụ dạng cánh hoa, đính gần họng đài; nhị 10; bầu hình trứng, 2 ô, có lông rậm, gốc bầu có tuyến mật. Quả nang gần hình trứng ngược, hình quả lê, dài 4 cm, đường kính 2,5 – 3 cm, có lông mềm, ngắn, có mang dài tồn tại, khi khô nứt làm 2 mảnh, thường mỗi quả chỉ có một hạt.

2. Sự phân bố của trầm hương trong tự nhiên:

Trong tự nhiên giống cây Aquilaria, tức cây trầm hương, phân bố khắp các nước vùng Châu Á từ Trung – Cận Đông, Nam Á, Trung Quốc cho đến các nước Đông Nam Á…

Cây Dó Bầu Aquilaria được phân bổ khá nhiều ở khu vực Châu Á – Đông Nam Á

Ở vùng Trung – Cận Đông cây trầm hương mọc nhiều trên những rặng núi hiểm trở phía nam Ả Rập.

Ở Trung Quốc trầm hương mọc tập trung ở một số tỉnh miền nam, nhiều nhất là Quảng Đông và Hải Nam, nhưng chất lượng trầm không cao (Thổ Trầm). Vùng này có 3 loài chính, đó là: Aquilaria grandiflora Bth, Aquilaria sinensis Merr, Aquilaria yunnanensis S.C. Huang.

Ở vùng Nam Á cây trầm hương có nhiều ở Ấn Độ, chủ yếu là loài Aquilaria khasiana H. Hallier

– Vùng Đông Nam Á bao gồm các quốc gia:

+ Malaysia: Có 4 loài: Aquilaria beccariana van Tiegh, Aquilaria microcarpa Baill, Aquilaria hirta Ridl và Aquilaria rostrata Ridl.
+ Thái Lan: Chủ yếu là loài Aquilaria subintegra Ding Hou.

+ Indonesia (Tập trung chủ yếu ở đảo Sumatra): Có 4 loài: Aquilaria beccariana van Tiegh, Aquilaria hirta Ridl, Aquilaria microcarpa Baill, Aquilaria moszkowskii Gilg.
+ Philippin: Bao gồm các loài: Aquilaria cumingiana (Decne) Ridl, Aquilaria filaria (Oken) Merr, Aquilaria apiculata Merr, Aquilaria acuminate (Merr.)Quis.
+ Singarpore: Chủ yếu là loài Aquilaria hirta Ridl.
+ Ở Campuchia: trầm hương thường mọc phân tán trong các khu rừng nằm ven biển, có 2 loài chính là: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte.
+ Tại nước ta trầm hương có tất cả 4 loài, đó là: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte, Aquilaria banaense Pham-hoang-Ho và loài Aquilaria rugosa L.C.Kiệt & PJ.A Kessler (do tiến sĩ Lê Công Kiệt (Việt Nam) và tiến sĩ Paul Kessler (Hà Lan) tìm thấy ở cao nguyên Trung Bộ). Đây là loài thứ 4 ở Việt Nam và thứ 25 trên thế giới.

Ở Việt Nam cây trầm hương phân bố tại các địa bàn như:

Phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc.
Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẳng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Khánh Hòa.
Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk.
Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc.
Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác bừa bãi của dân, đến nay chỉ còn thấy cây Dó Bầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già.

3. Đặc điểm hình thái cây Dó Bầu

Đặc điểm cây Dó Bầu cũng rất ấn tượng. Ảnh Internet

Thân cây: Cây dó bầu là một loại cây gỗ lớn, cao khoảng 30-40m, nhưng phổ biến nhất là từ 15-25m, đường kính thân khoảng 60cm, vỏ ngoài nhẵn, màu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ (cellulo) và dễ tách ra khỏi thân. Thịt gỗ màu vàng nhạt, chất gỗ mềm có tỉ trọng 0.395. Cành non phủ lông mềm màu vàng xám

Lá: Lá đơn, mọc cách (so le), có hình bầu dục, hình trứng hay hình ngọn giáo, nhọn ở gốc thon hẹp ở đầu. Phiến lá mỏng dài 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Mặt trên phiến lá nhẵn bóng có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn có lông mềm. Cuống lá dài từ 4-5mm cũng có lông.

Hoa: Hoa lưỡng tính, hoa tự hình tán hay chùm mọc ở nách lá, hoa màu trắng tro. Đài hoa hình chuông (loa kèn) có lông ở miệng.

Quả: Quả nang, hình quả lê hơi dẹp, dài 4cm, rộng 3cm, dày 2cm. Vỏ quả mở thành hai mảnh xốp (khi chín tự tách ra), mỗi quả có từ 1-2 hạt.

Hạt: Có hai phần, phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài ở phía dưới. Hạt khi chín có màu nâu, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên trong mềm có chứa nhiều dầu. Một đặc điểm cần chú ý là hạt dó bầu có đời sống rất ngắn (short-lived), không lưu trữ lâu ngày được. Trong tự nhiên khi hạt chín và rụng xuống đất nếu gặp điều kiện ẩm độ thích hợp là nảy mầm ngay. Việc lưu trữ hạt kéo dài quá một tuần lễ, tỉ lệ nảy mầm sẽ giảm 80% hoặc không nảy mầm.

Thời gian ra hoa kết trái: Cây dó bầu sau trồng khoảng 4-5 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa kết trái. Tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời gian ra hoa có khác nhau. Ở Miền Trung Việt Nam cây bắt đầu ra hoa vào tháng 3 và trái chín vào tháng 7 dương lịch. Nhưng ở Miền Nam thời gian ra hoa tháng 2, trái chín tháng 5 – tháng 6 dương lịch.

4. Công dụng Cây Dó Bầu

Trầm là một sản phẩm đặc biệt, nổi tiếng, quý, hiếm; do có chứa nhựa dầu được tạo thành trong lõi, gỗ của những cây già hay cây bị bệnh. Các loài Trầm hương – A. crassna (phân bố ở Đông Dương), A. malaccensis(phân bố từ Ấn Độ đến Đông Nam Á) và A. sinensis (Lour.) (sinh trưởng ở miền Nam Trung Quốc) đều là nguồn cung cấp trầm có giá trị và quan trọng nhất của chi Trầm.

Trên thị trường rất khó phân biệt sản phẩm trầm từ 3 loài này, và thực tế chung cùng có tên gọi chung là “trầm” và cùng được sử dụng tương tự nhau.

Giá trị mang lại của cây dó bầu rất lớn. Ảnh Internet

Hương thơm hấp dẫn của Trầm khi cháy đã được đánh giá rất cao ở nước ta, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước Châu Á từ hàng ngàn năm trước đây. Trầm được sử dụng là hương thắp trong các dịp lễ hội của các tín đồ đạo Phật, đạo Khổng và đạo Hinđu… ở khắp các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Tại Thái Lan, Trầm được sử dụng khi hoả táng thi hài người chết. Còn ở Nhật Bản, hương trầm lại rất được coi trọng trong các dịp lễ hội uống chè. Các vua quan phong kiến nước ta từ xưa đã dùng Trầm làm vật phẩm để cúng tiến.

Tinh dầu trầm có giá trị đặc biệt, được dùng trong công nghệ chế biến các loại chất thơm, các loại nước hoa cao cấp, đắt tiền. Mùi của trầm vừa phản phất mùi của tinh dầu đinh hương, vừa có mùi thơm của hoa hồng. Các hoá mỹ phẩm có chứa tinh dầu trầm rất được ưa chuộng, đặc biệt ở khu vực Trung Đông và Ấn Độ.

Lớp vỏ trong ánh bạc ở thân cây có thể bóc được từng mảng lớn, phẳng và bền. Đây cũng là sản phẩm quý mà trước đây các tín đồ tôn giáo ở Ấn Độ, Sumatra (Indonesia) đã dùng làm giấy sao chép kinh thánh hoặc may các bộ quần áo sang trọng và gói bọc thi hài.

Trong y học cổ truyền ở nước ta, Trầm hương được coi là vị thuốc quý, hiếm, có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận; có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can, tráng nguyên dương; được dùng chủ yếu để chữa các bệnh đau ngực, bụng, nôn mửa, bổ dạ dãy, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu và khó thở.

Trong y học ở phương Tây, ở Ấn Độ và Trung Quốc, hương trầm được sử dụng để điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là với bệnh ung thư tuyến giáp trạng.

Y học cổ truyền Trung Quốc coi Trầm là vị thuốc có tác dụng chữa các bệnh đau bụng, tiêu chảy, hoen suyễn, kích dục, tráng dương và tiêu hoá tốt.

Nền y học dân tộc Thái Lan lại dùng Trầm để điều trị các bệnh tiêu chảy, lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn, bổ huyết và trợ tim.

Hương trầm được dùng để thắp xua muỗi và côn trùng có hại.

Dăm gỗ trầm cũng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là chữa bệnh thấp khớp, bệnh đậu mùa, bệnh đau bụng và dùng cho phụ nữ sau khi sinh con.

Nước sắc từ gỗ trầm nghe nói là có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là với các loại khuẩn Mycobacterium tuberculosis và Shigella flexneri.

Gỗ từ những cây trầm hương không bị bệnh thường nhẹ, có thể dùng là đóng gỗ, làm gỗ dán và làm cánh cửa ở trường hợp chịu tải nhẹ.

5. Các nghiên cứu về tinh dầu Trầm Hương

Tinh dầu trầm từ cây Dó Bầu là công trình nghiên cứu lợi ích rất lớn cho cộng đồng

Năm 1960, Sadgopal đã nghiên cứu hàm lượng tinh dầu chứa trong mẫu cây khác nhau có độ tuổi từ 10 – 80 năm tuổi bằng phương pháp chưng cất hơi nước, và kết quả hàm lượng tinh dầu thu được là vào khoảng từ 0,1% – 1,2%.

Năm 1963, Maheshwari nghiên cứu việc tách phân đoạn ở nhiệt độ thấp tinh dầu trầm hương, mà trước đây đã được thực hiện bằng việc trích bằng dung môi ở nhiệt độ phòng từ một số loại gỗ đã bị nhiễm nấm có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó, kết hợp giữa sắc ký khí và sắc ký cột, nhóm nghiên cứu này đã kết luận rằng họ đã tổng hợp được ba hợp chất furanosesquiterpen mới, thuộc nhóm selinan.

Ngoài ra vào năm 1984, nhóm nghiên cứu của Nakanishi đã thực hiện việc so sánh thành phần hóa học của 2 loại tinh dầu trầm hương: Aquilaria agallocha Roxb. (nguồn gốc tại Việt Nam); Aquilaria malaccensis(nguồn gốc từ Indonesia) bằng phương pháp GC/MS; thu được kết quả hữu ích

>>> Mua tinh dầu trầm tự nhiên 100% tại Trầm Hương Thiện Phát với giá tốt nhất

6. Tính chất đặc thù của Cây Dó Bầu

Gỗ cây dó bầu có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm hương, do cây bị một loại bệnh gây ra bởi tác động bên ngoài. Loại gỗ này tỏa ra mùi thơm và khi thả xuống nước thì chìm vì vậy mà có tên là trầm hương. Vì “trầm” theo chữ Hán có nghĩa là chìm, còn “hương” có nghĩa là mùi thơm.

Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có những sản phẩm như:

Tốc, Trầm hương và Kỳ nam. => Xem thêm bài viết  Tất tần tật thông tin các loại Trầm người mua nên

a./ Tốc: có nguồn gốc từ chữ “tok” của người Campuchia, đó là do sự biến đổi chất gỗ bên ngoài, thường dùng để làm nhang.

b./ Trầm hương: do sự phân hóa không trọn vẹn của các phần tử gỗ, gỗ ít tẩm nhựa hơn, màu nâu hay có sọc đen, nhẹ, nổi được trong nước, dùng để chưng cất tinh dầu.

c./ Kỳ nam: (nghĩa là điều kỳ diệu của phương nam); do sự biến đổi hoàn toàn của các phần tử gỗ – Các phần tử gỗ thoái hoá, biến dạng, mất mộc tố chứa một chất nhựa thơm – có màu nâu đậm hay đen, nặng chìm trong nước, vị đắng. Thường hình thành ở phần lõi gỗ.

7. Thực trạng sản xuất và buôn bán Trầm trên thế giới

Trầm hương là sản phẩm đặc biệt của tự nhiên, trên thế giới Trầm luôn là loại hàng quý, hiếm và đắt giá. Giá mua bán Trầm hương được tính theo kg tùy thuộc vào chất lượng. Giá bán Trầm tại thị trường Dubai (Arabia Saudi) vào năm 1993 thay đổi từ 27 đô la Mỹ/kg (loại thấp nhất) đến 10.000 đô la Mỹ/kg (loại tốt nhất). Trong năm 1996, trên thị trường Malaysia, 1 kg Trầm hương loại tạp được bán với giá 5 đô la Mỹ; trong khi đó 1 kg Trầm loại đầu bảng có giá 1.000 đô la Mỹ.

Giá bán trầm hương trên thế giới cũng rất sôi động. Ảnh Internet

Trên thị trường Anh, tinh dầu trầm hương thương phẩm được mua bán với giá 160 bảng Anh/2,5 mL (khoảng 64.000 bảng Anh 1kg tinh dầu trầm).

Malaysia là nước khai thác và xuất khẩu nhiều gỗ trầm hương nhất. Năm 1991, lượng trầm hương xuất khẩu của Malaysia chiếm 25% tổng lượng trầm hương nhập khẩu của các nước Arập, trị giá chừng 2,25 triệu đô la Mỹ.

Nước thứ hai xuất khẩu Trầm hương sau Malaysia là Singapo (khoảng 2,1 triệu đô la Mỹ). Tiếp đến là Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ. Hoa Kỳ cũng là thị trường tiêu thụ Trầm hương với khối lượng đáng kể. Năm 1985, khối lượng trầm hương mà Hoa Kỳ đã nhập khẩu là 66.000 kg; đến năm 1990 chỉ nhập được khoảng 28.000 kg và đến năm 1994 cũng nhập được 31.000 kg.

Do chạy theo lợi nhuận, trong nhiều năm qua Trầm hương của nước ta bị khai thác kiệt quệ để xuất khẩu, chỉ còn sót lại lẻ tẻ một số rất ít cây non. Theo ước tính của Liên hiệp Khoa học sản xuất tinh dầu – hương liệu – mỹ phẩm Việt Nam thì trong những năm từ 1980 đến 1990, khối lượng Trầm hương các loại đã bị khai thác và xuất khẩu từ nước ta cũng vào khoảng 300 tấn. Trong đó có 2.000 kg Trầm từ loại 1 – 4, trị giá chừng 1,5 triệu đô la Mỹ và 300.000 kg Trầm loại 5 – 9, trị giá khoảng 4,5 triệu đô la Mỹ; đặc biệt là 200 kg Kỳ nam loại 1 – 3, trị giá 0,5 triệu đô la Mỹ và tới 2.800 kg Kỳ nam loại 4 – 8, trị giá 2,52 triệu đô la Mỹ.

8. Sản phẩm trầm hương đa dạng

Ngoài việc Trầm hương là thảo mộc quý hiếm bậc nhất thế giới thì sản phẩm trầm cũng khá đa dạng như: Vòng tay, chuỗi hạt, mặt dây chuyền, tinh dầu, trầm hương cảnh, trầm hương miếng, tượng trầm hương, Nhang khoanh trầm, nhang trầm không tăm, nhang trầm nụ hay lắc tay trầm hương ….

Trên đây là bài viết tất tần thông tin đầy đủ nhất về cây dó bầu để các bạn tham khảo và tìm hiểu về loài cây thảo mộc quý hiếm này. Trầm Hương Thiện Phát cửa hàng bán trầm hương uy tín tại Đà Nẵng chuyên bán các loại sản phẩm trầm tự nhiên 100%. Quý khách có nhu cầu mua hàng liên hệ thông tin bên dưới nhé !

TRẦM HƯƠNG THIỆN PHÁT

Đc:  97 Trần Huy Liệu Khuê Trung Cẩm Lệ Đà Nẵng
Email: info@tramhuongthienphat.vn
Tel:  0962 859 707 – 0935 194 721
Website: www.tramhuongthienphat.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/tramhuongthienphat/

sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng của bạn. Hiện tại bạn đang có sản phẩm trong giỏ hàng.